Lần nào về Chốn Bình Yên cũng thế, không là dịu dàng thì cũng là bình an lấp đầy tim cô. Lần này là một câu chuyện nhỏ truyền cho cô đầy cảm hứng yêu thương dành cho cuộc đời.
Để gió cuốn đi
Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017
Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017
Về Thăm Ba Má
Thư mục
Hồ Yên Dung,
Những người sống quanh tôi
Con về thăm ba má
Đường quê nhạt nắng vàng
Con kênh dài qua ngõ
Như dòng đời miên man
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016
Ngàn cây thắp nến lên hai hàng....
Thư mục
Cảm
Có người bạn bảo tôi rằng ngôn từ của Trịnh là ngôn từ hào nhoáng, là “chém gió”. Tôi cãi, ngôn từ của Trịnh là ngôn từ diễm lệ.
Dễ hiểu thôi, bởi hầu như không ai dám tự tin cả quyết hiểu được những gì Trịnh muốn diễn tả. Sự tài hoa của Trịnh, ít ai có thể theo kịp.
Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015
Chiến binh của tôi
Thư mục
Cô nhỏ và tụi nhỏ,
Hồ Yên Dung
(Viết tặng Đức Vũ, cậu trò nhỏ lớp 11/6, người đang dũng cảm chống chọi với căn bệnh nan y)
Cậu học trò ngày kia ngã bệnh
Mắt em buồn như nắng mùa thu
Có chiếc lá rơi vào thinh lặng
Thương cậu thiếu niên bỗng biếng chơi đùa
Cậu học trò tạm xa sách vở
Xa chỗ ngồi, bàn ghế thân quen
Xa lũ bạn lao xao nhí nhố
Em bước vào một cuộc chiến gian nan
Em bước vào cuộc chiến gian nan
Thuốc đắng, kim châm làm vũ khí
Chiến hữu của em: các y, bác sĩ
Ba mẹ, bạn, thầy, anh chị,
Cô bác xóm giềng...là nồng ấm hậu phương
Cậu học trò nay là chiến binh
Một chiến binh kiên cường
đầu không mọc tóc*
Chiến binh có làn da trắng nhợt
Trên thân hao gầy chi chít vết kim đâm
Chiến binh của tôi mười sáu tuổi tròn
Hôm nay em chúm môi thổi ước mơ mười sáu tuổi
Ước mơ gì em hỡi?
Mà tôi thấy em cười
nụ cười trong vắt
Mà tôi thấy nắng ngời trong ánh mắt
Một niềm tin vừa sưởi ấm tim tôi!
Trò nhỏ của tôi ơi
Em hãy là một chiến binh như thế
Mỗi ban mai nở nụ cười ngạo nghễ
Để kẻ thù kia phải khiếp sợ, em nghe!
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN
Thư mục
Những người sống quanh tôi
Tâm hồn tôi, bản ngã của tôi, có thể nói hết chín mươi chín phần trăm chịu ảnh hưởng từ Người.
Chữ viết vừa cứng cáp vừa như múa lượn của tôi là do người định hướng. Người thường bảo Người thích nét chữ đứng hơn nét chữ nghiêng, nên tôi đã cố công luyện sao cho nét đứng thật thẳng. Người thích những kiểu chữ phăng-te-di, nên tôi cũng tìm cách sáng tạo cho nét chữ của mình chẳng giống ai.
Niềm đam mê của tôi dành cho hội họa, cho âm nhạc và thi ca là do ngọn lửa ấm áp của Người truyền sang. Người hay vẽ những bức chân dung tặng người phụ nữ của Người, và chỉ tôi cách để dễ dàng vẽ sao cho giống. Cho tôi tham gia lớp hội họa thiếu nhi, khuyến khích tôi làm thơ, Người bảo, trong sáng tác nhất định phải chú ý đến tính sáng tạo của tác phẩm, chỉ có sự sáng tạo mới khiến tôi có được sự khác biệt, mới có thể khiến tôi thành công. Người thường ôm đàn hát những ca khúc trữ tình sâu lắng, và đệm cho chúng tôi cùng hát vang. Từ khi ấy tôi biết “tính toán”, rằng chồng tôi sau này phải là một người biết đàn, để những tối quây quần sưởi ấm lòng nhau bằng tiếng hát lời ca.
Lên mười tuổi, tôi được Người dạy cho những câu nói tiếng Anh lạ lẫm (thời đó ở chỗ tôi, phải 16 tuổi học lớp mười, học sinh mới được học vỡ lòng Tiếng Anh)
Lên mười tuổi, tôi thỉnh thoảng được Người chở đi chơi bằng xe đạp. Người chở tôi đi qua những con đường quê đất mịn, có lúc Người dừng lại nơi một bụi duối dại, say sưa hái cho tôi những quả duối vàng ươm, dường lúc đó Người đang mải mê lạc bước về thiên đường tuổi thơ xa xưa của Người. Người kể tôi nghe đủ thứ chuyện trên đời. Điều tôi nhớ nhất là tình cảm yêu thương vô bờ bến Người dành cho người mẹ hiền hậu nhất thế gian của Người.
Lên 13, tôi mê môn Hình học. Niềm đam mê ấy bắt nguồn từ những cuốn sách người nâng niu giữ lại sau những tháng ngày đất nước trải qua binh lửa chiến chinh. Những bài toán hình học cuốn hút tôi, cũng như đã từng cuốn hút Người mấy mươi năm trước.
Lên 13, tôi đủ xúc cảm để rưng rưng những đêm Giao thừa chỉ tôi với Người còn thức đón năm mới. Người đốt nén nhang trầm, lâm râm khấn vái. Và hai ba con ngồi lặng yên nghe pháo nổ đì đùng khắp nơi…
Tôi tập tành vẽ vời. Tôi tập tành viết lách. Và tôi cũng tìm thấy cuốn sách dạy nhiếp ảnh trong tủ sách của Người, để rồi sau đó cứ ấp ủ ước mơ có một chiếc máy ảnh cho riêng mình. 15 tuổi trăng rằm, tôi vui sướng được Người tặng chiếc máy ảnh cũ kỹ người tìm mua lại của người ta. Tôi thỏa ước muốn, tung tăng chụp đủ kiểu ảnh những bọn bạn con gái áo trắng điệu đà ở trường của tôi.
15 tuổi trăng rằm, tôi được Người dạy dỗ, là con gái, phải kiêu sa. Người kể tôi nghe lý do vì sao Người đặt tên cho tôi là Duyên, Người đọc tôi nghe những bài thất tình của Nguyễn Tất Nhiên và đương nhiên, hát cả Thà Như Giọt Mưa do Phạm Duy phổ nhạc nữa.
15 tuổi trăng rằm, tôi thường nghe Người nhắc nhở, rằng Người muốn tôi phải luôn thật điềm tĩnh, phải mạnh mẽ trước những phong ba biến động của đời người. Tôi đã đi qua hai phần ba đời người, trải qua không ít thăng trầm và thấy mình may mắn nhờ vẫn luôn nhớ lời Người dạy bảo.
17 tuổi, tôi dự định thực hiện ước mơ ngày bé của mình là thành nữ bác sĩ mang ống nghe nơi cổ đi khám bệnh cho bệnh nhân, nhưng cuối cùng, tôi đã lại chọn đi theo dấu chân của Người, tôi học tiếng của người Anh.
Người lại chở tôi đi khắp nơi mượn những bộ đề ôn thi. Người đưa tôi ra nhà sách ở thành phố chọn mua cho tôi những quyển sách giúp tôi học. Người không dạy tôi nhiều, Người chỉ cho tôi cách để tôi học từ những cuốn sách.
Người luôn bên tôi. Sau này Người hay nhắc lại trong nụ cười hiền hậu cảnh tôi nằm chờ kết quả thi tuyển sinh Đại học, thở dài sườn sượt và thỉnh thoảng lại buông điệp khúc: Ước chi con đậu vô trường đó Ba hì…
Tháng ngày tôi học Đại học là tháng ngày vai Người oằn nặng gánh lo cơm áo. Người dạy thêm ở các trường học, các trung tâm ban đêm, rất vất vả nhưng Người rất vui. Hai tuần một lần, vào chiều thứ Bảy Người chạy xe qua hơn 30 cây số ra thành phố chở tôi về thăm nhà, chiều chủ Nhật lại đưa tôi đi, Người phải vất vả như vậy chỉ vì tôi quá ốm yếu lại bị say xe không thể đi về bằng xe buýt.
Người bây giờ…
Người bây giờ đang bệnh nặng, liệt nửa thân mình, đầu óc chẳng còn sáng suốt. Các em tôi bảo, Người nhắc tên tôi luôn, Người hỏi sao tôi không đến thăm Người. Và với chứng rối loạn cảm xúc, Người khóc khi nhắc đến tôi. Má tôi kể, có lần má hỏi Người thương đứa con nào nhất, Người đã bảo Người thương tôi nhất, vì tôi là con gái đầu lòng.
Tôi không sống cách xa Người lắm, nhưng công việc bộn bề, chỉ có thể thu xếp đến với Người nhiều lắm chỉ hai lần một tuần mà thôi.
Ngày mai đã là ngày Tết của Nhà Giáo. Trong tim những đứa trò nhỏ từng là học trò của Người, Người hiền như ông tiên, ông Bụt. Trong tim tôi, ông tiên ông Bụt ấy còn là người thầy đầu tiên, người thầy vĩ đại nhất của đời tôi.
Ngày mai, trò nhỏ đến thăm không gặp cũng đừng trách cô nhé.
Ngày mai, tôi sẽ dành ngày Tết Nhà Giáo này được ở bên Người.
_20.11.2015_
Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015
CÓ ĐÀN CHIM NHỎ
Thư mục
Cô nhỏ và tụi nhỏ,
Hồ Yên Dung
Mắt như sương sớm
Nụ cười là hoa
Có đàn chim nhỏ
Líu lo líu lo
Có đàn chim nhỏ
Đến quanh sân nhà
Khung trời mùa hạ
Rộn tiếng em ca
Ta theo chim nhỏ
Tìm về ngày xưa
Ta như chim nhỏ
Vui quên đời dài...
HYD- For my Little Angels
Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014
Con nhớ Ba!
Thư mục
Cô nhỏ,
Những người sống quanh tôi
Vậy là đã một năm ngày Ba từ tạ trần gian. Con đi chợ chiều qua, và sáng sớm nay cố gắng hoàn thành mâm cỗ chay cúng hương hồn Ba trước 8h sáng để kịp giờ vô kinh. Con hạnh phúc lắm vì lại được tự tay nấu những món ăn mời Ba, Ba ạ, và con cũng đã khóc thật nhiều vì điều đó khiến con nhớ Ba nhiều hơn.
Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014
Tình già
Thư mục
Những người sống quanh tôi
Lần lữa mãi, để bây giờ trôi tuột mất
dự định một ngày thăm ông bà, nghe ông bà kể chuyện về những cuộc hành quân,
những ngày tham gia kháng chiến, và thú vị nhất có lẽ là chuyện tình lãng mạn
của hai người lính Trường Sơn năm xưa. Bởi, một trong hai người họ sáng nay đã
gởi lại trần gian hơi thở cuối cùng, người còn lại trí nhớ đã không còn minh
mẫn để có thể kể lại chuyện mình cho hậu thế hôm nay.
Chỉ biết gom nhặt lại những mẩu rời
rạc, nhưng đã để lại trong lòng hậu thế xúc cảm rưng rưng và ấn tượng sâu sắc
cùng sự ngưỡng mộ khó có thể phai nhòa.
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
Những cùi bắp đầu tiên
Thư mục
Hồ Yên Dung
Thấy nhà Ong Xa có treo "Bài thơ đầu tiên", một bài thơ tình thuở mới lớn trong trẻo, dễ thương, Cô nhỏ cũng lọt tọt chạy về nhà tìm lại mấy cái cùi bắp đầu tiên của mình. Sau khi cười hích hích một mình với nét chữ nắn nót mà một lần bị bà chị họ phát hiện, cười kha kha rồi lén ghi vào sổ là: "Chữ Hồng Duyên ngày xưa tỉ đẹp!!!", Cô nhỏ quyết định treo cùi bắp cũ lên cho mọi người giải trí đây.
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012
CHỐN BÌNH YÊN
Thư mục
Những người sống quanh tôi
Có một nơi tôi thường muốn tìm về để thoát khỏi những áp lực của cuộc sống.
Đó là quê hương yên bình nằm phía bên kia một nhánh của dòng sông Thu chảy lặng lẽ quanh những xanh tươi rau đậu cà bắp, quanh những rặng tre la lả cánh cò bay. Nơi ấy có ngôi nhà nhỏ nằm giữa những giàn mướp, bí bầu, giữa những luống rau xanh mơn mởn cùng vàng ươm hoa cải hiền hòa khoe sắc dưới nắng mai.
Nơi ấy, ông cụ già tóc trắng lững thững vác cuốc từ vườn vào nhà, miệng ngân nga câu hát “Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu…”
Nơi ấy, có bà cụ hiền từ nhất thế gian, nét xuân sắc giờ ẩn mờ sau những nếp gấp thời gian, đang cặm cụi kẹp rau hoặc lui cui nhóm bếp…
Tình yêu của tôi đã đưa tôi về chốn bình yên ấy hơn mười năm trước. Còn nhớ mãi cái phút giây ngồi bên anh trong chiếc xe hoa màu đỏ, má nóng bừng và tim ngập tràn những cảm xúc lạ lẫm trong tiếng nhạc dập dìu: Em theo anh đi về... Về quê hương yêu dấu ...Em theo anh đi về ...Về quê hương tuyệt trần… Hai đứa ngồi bên nhau, im lặng không nói năng gì, có lẽ cả hai đều thẹn thùng và đều đang đắm mình trong những cảm xúc của riêng mình…
Bố chồng…
Ngày tôi về, ông cười nhiều, nói nhiều. Ông bảo, Ba vui lắm, có thể ba là người vui nhất đấy. Ông uống khá nhiều trong tiệc cưới và hát tặng quan khách bài hát ông tự sáng tác nữa.
Bố chồng tôi là một nông dân đặc biệt. Ngoài tình yêu đối với ruộng vườn, ông còn có một tâm hồn phong phú dành cho thơ văn và âm nhạc. Ông có tấm lòng bao dung và tình yêu thương với hết thảy, con người và sự vật xung quanh. Ông khác tất cả những người nông dân mà tôi biết. Những cuộc trò chuyện với ông thật thú vị. Cái cách ông kể về ông Năm, ông Lý, cậu Ba xóm trên hay anh Mười, cô Bảy xóm dưới làm tôi có cảm giác như đang đọc một cuốn sách hay mà những nhân vật trong truyện đều được khắc họa đậm nét. Ông thường chia sẻ với tôi những bài thơ ông viết, những bài thơ về quê hương, về gia đình và về những khoảnh khắc lãng mạn trong đời. Ông bảo, các con ba không có đứa nào hiểu được ba như con dâu quý của ba hết.
Thơ của bố chồng tôi đây.
RU CHÁU
(Tặng cháu nội nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi)
Cuộc đời tròn tuổi sáu ba
Lần đầu ru cháu ơi à... à ơi…
Cháu của ông ngủ ngoan nào
Bình yên giấc ngủ đi vào giấc mơ
Bên vành nôi thoáng câu thơ
Dòng sông in bóng cánh cò nhấp nhô
Đầy vườn thơm ngát hương cau
Gíó chiều hát khúc ca dao ngọt lành
Trời trong xanh, nắng lung linh
Nghe trong cơn gió thanh bình thoảng qua
Đường về quê ngoại đầy hoa
Đường về quê nội bài ca thắm lời
Ngủ ngoan cháu của ông ơi
Mai ngày khôn lớn cuộc đời hiểu ra
Cánh bằng tung gió cao xa
Nhớ đừng quên tiếng ơi à, à ơi
Ngủ ngoan cháu của ông nào,
Ngủ ngoan cháu của ông ơi…
Ngủ ngoan cháu của ông nào,
Ngủ ngoan cháu của ông ơi …
BÀ XÃ TÔI
(Tặng Bà xã nhân ngày QTPN 8/3/2010)
Bà xã tôi cái thời còn thiếu nữ
Tóc chấm ngang vai buộc gọn chiếc đuôi gà
Bà xã tôi cái thời còn con gái
Suối tóc bay bay_ điểm hẹn gió đi về
Bà xã tôi cái thời còn cắp sách
Áo trắng, trắng ngần vằng vặc ánh trăng khuya
Rồi năm tháng trôi qua
trôi qua trôi qua…
Bà xã tôi giã từ thời con gái
Rồi năm tháng trôi qua
trôi qua
trôi
qua…
Bà xã tôi nay đã là bà lão
Là hội viên của Hội Tuổi Người Già
Và chúng tôi chẳng ai còn son trẻ
Có những đêm ngồi bên nhau thỏ thẻ
Ngắm trăng vàng nhắc chuyện thuở xưa xa…
THƯƠNG BÀ
Ngày xưa gọi tiếng “ yêu em”
Bây giờ chỉ nói rằng “Tôi thương bà”
Thương bà gánh nặng đường xa
Thương bà nắng táp mưa sa thân cò
Sang sông còn khách đợi đò
Mặc cho sóng gió con đò vẫn đưa
Đất trời còn lắm nắng mưa
Tôi, bà còn phải sớm trưa đi – về
Một ngày rợp trắng hoa lê
Tôi – Bà, ta dắt nhau về đón xuân.
BAO GIỜ...
Mẹ chồng…
Nữ sĩ Xuân Quỳnh chưa chắc đã yêu mẹ chồng bằng tôi đâu, vì với tôi, Má là bà mẹ chồng tuyệt nhất thế gian.
Ngày mới yêu nhau anh hay kể, Má anh hiền lắm. Má anh ngày xưa đẹp lắm nghe! Má anh nấu ăn ngon…
Ngày tôi về , má đón tôi như đón một món quà quý. Má lăng xăng và chăm chút, như sợ tôi buồn, như sợ cảnh nhà mình thiếu thốn làm tôi thấy bất tiện. Bài học đầu tiên tôi học được từ Má là cách má lặng lẽ chăm sóc chồng con. Bếp nhà Má luôn đỏ lửa, cơm và thức ăn luôn nóng ấm sẵn sàng phục vụ cho bất kỳ đứa con nào về muộn…
Ngày tôi về, Má tròn sáu mươi, dáng người nhanh nhẹn, nước da hồng hào thời con gái giờ đã nhuốm màu mưa nắng. Tôi đã kinh ngạc trước sức bền bỉ, dẻo dai, chịu thương chịu khó phi thường của Má. Sáu mươi tuổi, Má còn đằm phơi thân cò với gần mười sào ruộng!
Trời nắng đổ lửa, tôi ở nhà vào bếp còn thấy hoa mắt. Lòng cứ xót xa nghĩ cảnh Má trơ vơ giữa đồng, đôi chân gầy bấm vào bùn, lưng cúi khom dặm sạ. Má về, vẫn bước chân thoăn thoắt, mặt đỏ au, vừa lau mồ hôi vừa hỏi, con nấu canh hả, rồi má nêm thử canh, cười dịu dàng, “hè… ngon!” trong sự kinh ngạc và cảm phục đến rưng rưng của con dâu…
Với con cái, Má lúc nào cũng hiền từ và hy sinh. Má vất vả vậy cũng là để lo cho các con Má được ăn học, được sáng láng với người ta. Mọi việc khó trong nhà Má đều giành về phần mình.
Tôi làm dâu, cũng được má thương yêu với tình yêu thương như thế. Tibon, tác phẩm đầu lòng của tôi, giống bà nội y đúc, có lẽ do lúc mang thai, thương yêu và cảm phục tôi dành cho Má đã tạc lại thành từng đường nét trên gương mặt con trai tôi chăng?
Tình già…
Ông làm thơ, bà gật gù khen hay.
Ông làm nhà, ngôi nhà không đủ tiền xây cất một lần nên phải chắp nối không theo một bản thiết kế nào cả. Thằng cháu đích tôn của ông bình luận: Con thấy nhà ông nội giống cái đầu của…siêu nhân Gao chó sói. Con trai ông cười, nhìn từ xa thấy nhà mình… thất cười quá… Bà phản bác ngay: Không. Ba-con-nói, nhà mình nhìn hay hay, không giống ai… Thoạt nghe tiếng “Không” dứt khoát của bà, tưởng bà sẽ nêu một chính kiến, nhưng lại vẫn là “ba-con-nói”… Với bà, có vẻ như lời ông là chân lý duy nhất.
Ông vứt đồ đạc lung tung, bà buông một câu, chỉ như câu trách yêu, ông nì lộn xộn thiệt, rồi lăng xăng đi tìm.
Ông nuôi heo. Trên chuồng heo là một ổ gà. Mỗi ngày gà đẻ một trứng, ông lấy trứng… bồi bổ cho heo(!)
Bán hoa màu dành dụm được ít tiền, ông xây một khu vui chơi rất rộng cho…heo, dù chỗ ở của người không được thoải mái cho lắm. Ông lập luận, heo cần phải có chỗ đi chơi cho thoải mái thì mới lớn nhanh được.
Dù ông nói gì, làm gì, bà cũng luôn ủng hộ ông. Có vẻ như trong lòng bà, ông là một THẦN TƯỢNG.
Những đêm trăng sáng, ông bà bắc ghế ra ngồi trước hiên nhà. Không biết chỉ ngồi lặng yên hay có trò chuyện chi không mà thấy ngồi lâu lắc à. Chị hàng xóm cười tủm tỉm khi kể với tôi như thế.
Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu, ông vẫn luôn lạc quan, và bà, suy nghĩ của bà phụ thuộc vào ông tất cả. Câu chuyện đi bán bắp sau đây là một ví dụ.
Đợt mưa trái mùa năm trước đã làm hư hại cả sào bắp giống của ông bà. Tiếc của, ông bà bẻ những trái bắp còn non bị hỏng chất lên xe bò, rồi người kéo, người đẩy ra tít chợ đêm Nam Phước, cách nhà cả tiếng đồng hồ đi bộ, hy vọng có người mua rẻ về làm thức ăn cho gia súc. Người hàng xóm được ông bà nhờ trông nhà giúp kể lại, ông bà đi từ 7h tối, đến 11h vẫn chưa thấy về. Phần buồn ngủ, phần lo lắng cho ông bà, chị định gọi điện báo chúng tôi, cũng vừa lúc ông bà về đến, kéo theo về nguyên xe bắp ban chiều, và vẫn …cười nói vui vẻ như khi đi. Bà sang nhà hàng xóm cảm ơn, vẫn giữ nụ cười tươi, bà bảo: “Hè è è…. Bán không được, mà được …một chuyến đi chơi, đi ngắm trăng…, cũng zui…” (Câu này, tôi dám chắc luôn, là câu nói của ông đấy!)
Cái tình đậm đà của ông bà, luôn khiến tôi ngưỡng mộ. Cái tình ấy luôn nhắc tôi nhớ, tôi phải luôn chăm lo và vun vén cho gia đình nhỏ của mình, để đời sau, đời sau nữa, sẽ luôn là những mái ấm yên bình, như mái ấm ông bà chúng vậy.
Chốn bình yên của tôi nằm bên bờ kia của dòng sông này đây....
Đó là quê hương yên bình nằm phía bên kia một nhánh của dòng sông Thu chảy lặng lẽ quanh những xanh tươi rau đậu cà bắp, quanh những rặng tre la lả cánh cò bay. Nơi ấy có ngôi nhà nhỏ nằm giữa những giàn mướp, bí bầu, giữa những luống rau xanh mơn mởn cùng vàng ươm hoa cải hiền hòa khoe sắc dưới nắng mai.
Nơi ấy, ông cụ già tóc trắng lững thững vác cuốc từ vườn vào nhà, miệng ngân nga câu hát “Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu…”
Nơi ấy, có bà cụ hiền từ nhất thế gian, nét xuân sắc giờ ẩn mờ sau những nếp gấp thời gian, đang cặm cụi kẹp rau hoặc lui cui nhóm bếp…
Tình yêu của tôi đã đưa tôi về chốn bình yên ấy hơn mười năm trước. Còn nhớ mãi cái phút giây ngồi bên anh trong chiếc xe hoa màu đỏ, má nóng bừng và tim ngập tràn những cảm xúc lạ lẫm trong tiếng nhạc dập dìu: Em theo anh đi về... Về quê hương yêu dấu ...Em theo anh đi về ...Về quê hương tuyệt trần… Hai đứa ngồi bên nhau, im lặng không nói năng gì, có lẽ cả hai đều thẹn thùng và đều đang đắm mình trong những cảm xúc của riêng mình…
Bố chồng…
Ngày tôi về, ông cười nhiều, nói nhiều. Ông bảo, Ba vui lắm, có thể ba là người vui nhất đấy. Ông uống khá nhiều trong tiệc cưới và hát tặng quan khách bài hát ông tự sáng tác nữa.
Bố chồng tôi là một nông dân đặc biệt. Ngoài tình yêu đối với ruộng vườn, ông còn có một tâm hồn phong phú dành cho thơ văn và âm nhạc. Ông có tấm lòng bao dung và tình yêu thương với hết thảy, con người và sự vật xung quanh. Ông khác tất cả những người nông dân mà tôi biết. Những cuộc trò chuyện với ông thật thú vị. Cái cách ông kể về ông Năm, ông Lý, cậu Ba xóm trên hay anh Mười, cô Bảy xóm dưới làm tôi có cảm giác như đang đọc một cuốn sách hay mà những nhân vật trong truyện đều được khắc họa đậm nét. Ông thường chia sẻ với tôi những bài thơ ông viết, những bài thơ về quê hương, về gia đình và về những khoảnh khắc lãng mạn trong đời. Ông bảo, các con ba không có đứa nào hiểu được ba như con dâu quý của ba hết.
RU CHÁU
(Tặng cháu nội nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi)
Cuộc đời tròn tuổi sáu ba
Lần đầu ru cháu ơi à... à ơi…
Cháu của ông ngủ ngoan nào
Bình yên giấc ngủ đi vào giấc mơ
Bên vành nôi thoáng câu thơ
Dòng sông in bóng cánh cò nhấp nhô
Đầy vườn thơm ngát hương cau
Gíó chiều hát khúc ca dao ngọt lành
Trời trong xanh, nắng lung linh
Nghe trong cơn gió thanh bình thoảng qua
Đường về quê ngoại đầy hoa
Đường về quê nội bài ca thắm lời
Ngủ ngoan cháu của ông ơi
Mai ngày khôn lớn cuộc đời hiểu ra
Cánh bằng tung gió cao xa
Nhớ đừng quên tiếng ơi à, à ơi
Ngủ ngoan cháu của ông nào,
Ngủ ngoan cháu của ông ơi…
Ngủ ngoan cháu của ông nào,
Ngủ ngoan cháu của ông ơi …
BÀ XÃ TÔI
(Tặng Bà xã nhân ngày QTPN 8/3/2010)
Bà xã tôi cái thời còn thiếu nữ
Tóc chấm ngang vai buộc gọn chiếc đuôi gà
Bà xã tôi cái thời còn con gái
Suối tóc bay bay_ điểm hẹn gió đi về
Bà xã tôi cái thời còn cắp sách
Áo trắng, trắng ngần vằng vặc ánh trăng khuya
Rồi năm tháng trôi qua
trôi qua trôi qua…
Bà xã tôi giã từ thời con gái
Rồi năm tháng trôi qua
trôi qua
trôi
qua…
Bà xã tôi nay đã là bà lão
Là hội viên của Hội Tuổi Người Già
Và chúng tôi chẳng ai còn son trẻ
Có những đêm ngồi bên nhau thỏ thẻ
Ngắm trăng vàng nhắc chuyện thuở xưa xa…
THƯƠNG BÀ
Ngày xưa gọi tiếng “ yêu em”
Bây giờ chỉ nói rằng “Tôi thương bà”
Thương bà gánh nặng đường xa
Thương bà nắng táp mưa sa thân cò
Sang sông còn khách đợi đò
Mặc cho sóng gió con đò vẫn đưa
Đất trời còn lắm nắng mưa
Tôi, bà còn phải sớm trưa đi – về
Một ngày rợp trắng hoa lê
Tôi – Bà, ta dắt nhau về đón xuân.
BAO GIỜ...
Bao giờ cho tới ngày xưa
Thuở tròn tay mẹ, thuở vừa tay cha
Ngọt ngào câu hát dân ca
À ơi tiếng mẹ ru ta giấc nồng
Bao giờ cho tới ngày xưa
Thuở vừa lên bốn, thuở vừa lên năm
Long lanh ánh mắt trăng rằm
Trời xanh mây trắng tung tăng cánh diều
Bao giờ cho tới ngày xưa
Thuở vừa mười chín, thuở vừa đôi mươi
Câu thơ tiếng hát nụ cười
Theo ta đến một góc trời đầy sao
Mẹ chồng…
Nữ sĩ Xuân Quỳnh chưa chắc đã yêu mẹ chồng bằng tôi đâu, vì với tôi, Má là bà mẹ chồng tuyệt nhất thế gian.
Ngày mới yêu nhau anh hay kể, Má anh hiền lắm. Má anh ngày xưa đẹp lắm nghe! Má anh nấu ăn ngon…
Ngày tôi về , má đón tôi như đón một món quà quý. Má lăng xăng và chăm chút, như sợ tôi buồn, như sợ cảnh nhà mình thiếu thốn làm tôi thấy bất tiện. Bài học đầu tiên tôi học được từ Má là cách má lặng lẽ chăm sóc chồng con. Bếp nhà Má luôn đỏ lửa, cơm và thức ăn luôn nóng ấm sẵn sàng phục vụ cho bất kỳ đứa con nào về muộn…
Ngày tôi về, Má tròn sáu mươi, dáng người nhanh nhẹn, nước da hồng hào thời con gái giờ đã nhuốm màu mưa nắng. Tôi đã kinh ngạc trước sức bền bỉ, dẻo dai, chịu thương chịu khó phi thường của Má. Sáu mươi tuổi, Má còn đằm phơi thân cò với gần mười sào ruộng!
Trời nắng đổ lửa, tôi ở nhà vào bếp còn thấy hoa mắt. Lòng cứ xót xa nghĩ cảnh Má trơ vơ giữa đồng, đôi chân gầy bấm vào bùn, lưng cúi khom dặm sạ. Má về, vẫn bước chân thoăn thoắt, mặt đỏ au, vừa lau mồ hôi vừa hỏi, con nấu canh hả, rồi má nêm thử canh, cười dịu dàng, “hè… ngon!” trong sự kinh ngạc và cảm phục đến rưng rưng của con dâu…
Với con cái, Má lúc nào cũng hiền từ và hy sinh. Má vất vả vậy cũng là để lo cho các con Má được ăn học, được sáng láng với người ta. Mọi việc khó trong nhà Má đều giành về phần mình.
Tôi làm dâu, cũng được má thương yêu với tình yêu thương như thế. Tibon, tác phẩm đầu lòng của tôi, giống bà nội y đúc, có lẽ do lúc mang thai, thương yêu và cảm phục tôi dành cho Má đã tạc lại thành từng đường nét trên gương mặt con trai tôi chăng?
Tình già…
Ông làm thơ, bà gật gù khen hay.
Ông làm nhà, ngôi nhà không đủ tiền xây cất một lần nên phải chắp nối không theo một bản thiết kế nào cả. Thằng cháu đích tôn của ông bình luận: Con thấy nhà ông nội giống cái đầu của…siêu nhân Gao chó sói. Con trai ông cười, nhìn từ xa thấy nhà mình… thất cười quá… Bà phản bác ngay: Không. Ba-con-nói, nhà mình nhìn hay hay, không giống ai… Thoạt nghe tiếng “Không” dứt khoát của bà, tưởng bà sẽ nêu một chính kiến, nhưng lại vẫn là “ba-con-nói”… Với bà, có vẻ như lời ông là chân lý duy nhất.
Ông vứt đồ đạc lung tung, bà buông một câu, chỉ như câu trách yêu, ông nì lộn xộn thiệt, rồi lăng xăng đi tìm.
Ông nuôi heo. Trên chuồng heo là một ổ gà. Mỗi ngày gà đẻ một trứng, ông lấy trứng… bồi bổ cho heo(!)
Bán hoa màu dành dụm được ít tiền, ông xây một khu vui chơi rất rộng cho…heo, dù chỗ ở của người không được thoải mái cho lắm. Ông lập luận, heo cần phải có chỗ đi chơi cho thoải mái thì mới lớn nhanh được.
Dù ông nói gì, làm gì, bà cũng luôn ủng hộ ông. Có vẻ như trong lòng bà, ông là một THẦN TƯỢNG.
Những đêm trăng sáng, ông bà bắc ghế ra ngồi trước hiên nhà. Không biết chỉ ngồi lặng yên hay có trò chuyện chi không mà thấy ngồi lâu lắc à. Chị hàng xóm cười tủm tỉm khi kể với tôi như thế.
Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu, ông vẫn luôn lạc quan, và bà, suy nghĩ của bà phụ thuộc vào ông tất cả. Câu chuyện đi bán bắp sau đây là một ví dụ.
Đợt mưa trái mùa năm trước đã làm hư hại cả sào bắp giống của ông bà. Tiếc của, ông bà bẻ những trái bắp còn non bị hỏng chất lên xe bò, rồi người kéo, người đẩy ra tít chợ đêm Nam Phước, cách nhà cả tiếng đồng hồ đi bộ, hy vọng có người mua rẻ về làm thức ăn cho gia súc. Người hàng xóm được ông bà nhờ trông nhà giúp kể lại, ông bà đi từ 7h tối, đến 11h vẫn chưa thấy về. Phần buồn ngủ, phần lo lắng cho ông bà, chị định gọi điện báo chúng tôi, cũng vừa lúc ông bà về đến, kéo theo về nguyên xe bắp ban chiều, và vẫn …cười nói vui vẻ như khi đi. Bà sang nhà hàng xóm cảm ơn, vẫn giữ nụ cười tươi, bà bảo: “Hè è è…. Bán không được, mà được …một chuyến đi chơi, đi ngắm trăng…, cũng zui…” (Câu này, tôi dám chắc luôn, là câu nói của ông đấy!)
Cái tình đậm đà của ông bà, luôn khiến tôi ngưỡng mộ. Cái tình ấy luôn nhắc tôi nhớ, tôi phải luôn chăm lo và vun vén cho gia đình nhỏ của mình, để đời sau, đời sau nữa, sẽ luôn là những mái ấm yên bình, như mái ấm ông bà chúng vậy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Nhà mình có hỗ trợ các icon từ yahoo và chèn hình ảnh, nhạc từ youtube
Anh Chị Em dùng mã code dưới đây để chèn vào comment nha:
Hình ảnh : [img]Link direct hình ảnh[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ youtube[/youtube]
Anh Chị Em dùng mã code dưới đây để chèn vào comment nha:
Hình ảnh : [img]Link direct hình ảnh[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ youtube[/youtube]